Các sứ mệnh Pioneer ban đầu Chương_trình_Pioneer

Những sứ mệnh sớm nhất là các cố gắng để đạt được vận tốc thoát ly của Trái Đất, chỉ đơn giản là để cho thấy rằng nó có thể thực hiện được và nghiên cứu Mặt Trăng. Điều nay bao gồm lần phóng đầu tiên bởi NASA thứ được hình thành từ NACA cũ. Những sứ mệnh này được tiến hành bởi Không quân và Lục quân Hoa Kỳ.

Các tàu thăm dò vũ trụ Able (1958–1960)

Pioneer 2Pioneer 3Hình vẽ tàu vũ trụ Pioneer 6–9Hình vẽ tàu vũ trụ Pioneer 10–11Hầu hết các sứ mệnh ở đây được liệt kê với các tên phổ biến nhất, còn tên thay thế được để trong ngoặc đơn.
  • Pioneer 0 (Thor-Able 1, Pioneer) – quỹ đạo quanh Mặt trăng, bị phá hủy (Thor thất bại 77 giây sau khi phóng) 17 tháng 8 năm 1958
  • Pioneer 1 (Thor-Able 2, Pioneer I) – quỹ đạo quanh Mặt trăng, bỏ lỡ Mặt trăng (thất bại một phần ở giai đoạn ba) 11 tháng 10 năm 1958
  • Pioneer 2 (Thor-Able 3, Pioneer II) – quỹ đạo quanh Mặt trăng, quay trở lại (thất bại giai đoạn ba) 8 tháng 11 năm 1958
  • Pioneer P-1 (Atlas-Able 4A, Pioneer W), Mất phương tiện phóng 24 tháng 9 năm 1959
  • Pioneer P-3 (Atlas-Able 4, Atlas-Able 4B, Pioneer X) – Tàu thăm dò Mặt trăng, mất do thất bại khi phóng 26 tháng 11 năm 1959
  • Pioneer 5 (Pioneer P-2, Thor-Able 4, Pioneer V) – không gian liên hành tinh giữa Trái Đất và Sao Kim, phóng ngày 11 tháng 3 năm 1960[1]
  • Pioneer P-30 (Atlas-Able 5A, Pioneer Y) – Tàu thăm dò Mặt trăng, thất bại trong việc đạt được quỹ đạo mặt trăng 25 tháng 9 năm 1960
  • Pioneer P-31 (Atlas-Able 5B, Pioneer Z) – Tàu thăm dò Mặt trăng, mất do thất bại ở giai đoạn trên 15 tháng 12 năm 1960

Tàu thăm dò mặt trăng Juno II (1958–1959)

  • Pioneer 3 – Bay ngang qua Mặt trăng, bỏ lỡ Mặt trăng do thất bại khi phóng, 6 tháng 12 năm 1958
  • Pioneer 4 – Bay ngang qua Mặt trăng, đạt được tốc độ thoát ly của Trái Đất, phóng ngày 3 tháng 3 năm 1959